ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN CƠ SỞ QUẢNG NINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

0
852

Đào Thu Huyền, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Thúy Huyền,
Lê Thị Mai Sương

Sinh viên K59 Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở Quảng Ninh, Việt Nam

Nguyễn Chính Hiệu
Sinh viên K58 Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở Quảng Ninh, Việt Nam

Nguyễn Bình Minh
Giám đốc Cơ sở Quảng Ninh – Giảng viên Khoa Luật
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở Quảng Ninh, Việt Nam

Nguyễn Phương Chi
Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Đề tài xây dựng thang đo năng lực ĐMST dựa trên khung lý thuyết của Selznick và Mayhew (2018) sao cho phù hợp với sinh viên cơ sở Quảng Ninh – Trường Đại học Ngoại thương. Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng với đối tượng là 209 sinh viên đang theo học tại cơ sở Quảng Ninh – Trường Đại học Ngoại thương. Nhóm tác giả đề xuất và kiểm định mô hình các thành phần của khái niệm năng lực ĐMST. Theo kết quả phân tích nhân tố khẳng định, năng lực ĐMST là biến bậc hai, được đo lường thông qua ba khía cạnh, chín yếu tố: khía cạnh nội tại (tự nhận thức cá nhân, sự chủ động, động lực); khía cạnh xã hội (kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thiết lập mối quan hệ); khía cạnh tư duy (tư duy sáng tạo, sẵn sàng chịu rủi ro, ý định ĐMST). Kết quả xây dựng thang đo năng lực ĐMST này góp phần bổ sung sự thiếu hụt về đo lường năng lực ĐMST của sinh viên khối ngành kinh tế tại Việt Nam và là tài liệu tham khảo hữu ích cho những cá nhân, tổ chức hứng thú với lĩnh vực ĐMST. Từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị cho nhà trường, giảng viên và sinh viên.

Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, năng lực đổi mới sáng tạo, phân tích nhân tố khám phá.

 

Abstract

The research is based on the theoretical framework of Selznick and Mayhew (2018), modified to suit undergraduates at Foreign Trade University – Quang Ninh campus. The study is conducted using the quantitive methods data from 209 undergraduates studying at Foreign Trade University – Quang Ninh campus. Researchers proposed and assessed a new innovation capacity model. Accordingly, innovation capacity is a quadratic variable, measured through three dimensions, nine factors: intrapersonal aspects (self-concept, proactivity, motivation); social aspects (persuasive communication, teamwork, networking); cognitive aspects (creative cognition, risk tolerance, innovation intent). This result adds to the lack of studies on innovation capacity of undergraduates in economics major and can serve as useful reference sources for scholars who are interested in the innovation field. Thus, it provides measures and recommendation for university’s managers, lecturers and students to improve innovation capacity of undergraduates.

Keywords: Innovation, Innovation Capacity, Exploratory Factor Analysis.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments