Đoàn Khánh Linh, Trần Hà Minh, Nguyễn Thu Giang, Dương Thu Phương,
Vương Ngọc Bảo Châu, Hoàng Thái Sơn
Sinh viên K60 CTTT Quản trị Kinh doanh – Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Mỹ Dung
Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) chỉ cảm giác bất an tột độ khi đứng ngoài trào lưu của đám đông hoặc bỏ lỡ một điều mà mọi người đều biết rõ. Từ đó suy ra, FOMO khi sử dụng mạng xã hội đề cập đến hiện tượng tâm lý lo lắng, bồn chồn khi không sử dụng mạng xã hội trong một khoảng thời gian nhất định vì sợ rằng sẽ không thể cập nhật kịp thời xu hướng hay tin tức trên mạng xã hội. Tương tự như hội chứng nghiện điện thoại hay nghiện mạng xã hội, hiện tượng tâm lý này cũng mang lại ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tập trung trong học tập của học sinh sinh viên và cần phương pháp giải quyết tức thì. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này tập trung vào đánh giá mức độ FOMO khi sử dụng mạng xã hội của của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội; từ đó đề xuất giải pháp góp phần cải thiện chất lượng giáo dục và cuộc sống cho các sinh viên. Các phân tích từ những người tham gia trả lời khảo sát cho thấy những bạn sinh viên năm nhất tại trường Đại học Ngoại thương có mức độ FOMO tương đối thấp khi sử dụng mạng xã hội.
Từ khóa: Hội chứng sợ bỏ lỡ, FOMO, mạng xã hội, sinh viên năm nhất.
Abstract
Fear of Missing Out (FOMO) refers to the all-consuming insecurity of being excluded from something or of not knowing something that is already well-aware by others. Therefore, FOMO on social media indicates the feeling of anxiety or inadequacy when being abstained from using social media for a certain period of time for the fear that online updates are missed and that one cannot react timely to them. This phenomenon, which somewhat resembles the tendency of phone or social media addiction, whose effect on students and undergraduates should not be neglected since it might pose a hindrance to their attention span when studying, is yet to be widely and deeply looked into. Hence, this research paper sets out to examine the level of FOMO on using social media of first-year undergraduates in Foreign Trade University, Hanoi; from which sound suggestions will be made in an attempt to improve the quality of education and life for those freshmen. Interpretations from survey respondents show that first year students at Foreign Trade University had relatively low levels of FOMO when using social media.
Keywords: Fear of missing out, FOMO, social media, first-year students.