NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG TIỀN DI ĐỘNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MỨC TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

0
1339

Lê Đức Duy, Tạ Thị Ngọc Mai
Sinh viên K59 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Hà Phương Thảo
Sinh viên K59 Kinh tế & Phát triển quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngô Quang Vinh
Sinh viên K59 CLC Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Phương Hiền
Sinh viên K59 Tài chính quốc tế – Khoa Tài chính Ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Thùy Vinh
Giảng viên Viện Phát triển Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC)
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Hương Giang
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Tiền di động được kỳ vọng giúp xoá bỏ khoảng cách trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính. Việc thúc đẩy chấp nhận sử dụng tiền di động là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện. Nghiên cứu này tập trung xem xét những yếu tố nào thúc đẩy sự quyết định sử dụng và cường độ sử dụng tiền di động. Mô hình Two-part chỉ ra độ tuổi, sở hữu tài khoản ngân hàng, sở hữu dịch vụ tài chính khác, sự có sẵn của tiền di động tại địa phương, quảng cáo, khoảng cách tới đại lý tiền di động, niềm tin đối với dịch vụ tiền di động, mạng lưới xã hội có tác động đến quyết định sử dụng. Các biến thu nhập, sở hữu tài khoản ngân hàng, sự có sẵn của dịch vụ tiền di động tại địa phương, khoảng cách tới đại lý tiền di động, niềm tin với ngân hàng và mạng lưới xã hội có tác động đối với cường độ sử dụng. Đồng thời, nhóm cũng đánh giá thực trạng hành vi sử dụng tiền di động hiện nay và kiểm định giả thuyết tác động tích cực của việc chấp nhận sử dụng đó đến mức tiêu dùng của người dân Việt Nam giai đoạn hậu chấp nhận. Qua đó, nhóm đưa ra một số khuyến nghị cho Chính phủ và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiền di động.

Từ khóa: Tiền di động, chấp nhận sử dụng, cường độ sử dụng, tiêu dùng

Abstract

Mobile money is expected to help close the gap in accessing financial services. Driving adoption of mobile money is a critical task to achieve financial inclusion. This study focuses on what factors drive the decision to use and use mobile money. Two-part model shows age, bank account ownership, other financial service ownership, local availability of mobile money, advertising, distance to mobile money agent, trust for mobile money services, social networks have an impact on usage decisions. The variables of income, bank account ownership, local availability of mobile money service, distance to mobile money agent, trust with bank and social network have an impact on power usage level. At the same time, we also assessed the current status of mobile money use behavior and tested the hypothesis of a positive impact of that adoption on the consumption level of Vietnamese people in the post-adoption period. Thereby, we made some recommendations for the Government and Businesses providing mobile money services.

Keywords: Mobile money, adoption, intensity, consumption.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments