CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ CÔNG BỀN VỮNG TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

0
1010

Nguyễn Đặng Quỳnh Anh
Sinh viên K60 CLC Kinh tế Đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Trọng Bằng
Sinh viên K60 Kế toán – Kiểm toán ĐHNN ACCA – Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Lê Hà Trang
Sinh viên K60 Kinh tế Đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Phương Anh
Sinh viên K60 Kế toán – Kiểm toán ĐHNN ACCA – Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Xuân Trường
Giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu về nợ công bền vững (NCBV) là một vấn đề cấp thiết. Mức NCBV của một quốc gia quyết định xem trong tương lai quốc gia này có thể tiếp cận những nguồn vay của các chủ nợ để thực hiện các nhiệm vụ như phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống cơ sợ thượng và hạ tầng, đảm bảo hệ thống y tế, nâng cấp an ninh quốc phòng. Mục đích của nghiên cứu này là xác định NCBV bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào, định lượng hóa tính bền vững của nợ công tại các nước trong phạm vi nghiên cứu, và dựa trên cơ sở đó để đề xuất chính sách liên quan đến NCBV tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số chuẩn hóa min-max và hạch toán tăng trưởng cùng mô hình ordinal logit (logit có thứ tự). Dữ liệu của các nước đang phát triển tại châu Á được thu nhập, xử lý, phân tích đánh giá với hỗ trợ của phần mềm STATA. Nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố, bao gồm: cán cân ngân sách, nợ công trên GDP, nợ nước ngoài của nợ công trên GDP, nợ nước ngoài phải trả trên tổng doanh thu thuế được ghi nhận bởi kết quả định lượng là có ảnh hưởng đến NCBV, đồng thời nghiên cứu cũng hoàn thành việc lượng hóa NCBV của từng quốc gia trong phạm vi nghiên cứu.

Từ khóa: nợ công bền vững, nợ công, nợ công trên GDP, Việt Nam, DSI

Abstract

Research on public debt sustainability (PDS) is an urgent and crucial issue. The level of debt sustainability of a country determines whether the country can access loans from creditors in the future to perform tasks such as economic development, building a superior infrastructure system, ensuring the healthcare system, and upgrading national security. The purpose of this research is to identify factors affecting debt sustainability, to quantify the sustainability of public debt in the countries within the scope of the study, and propose policies related to PDS in Vietnam. The research uses the method of the min-max normalized index and growth accounting along with the ordinal logit model. Data from Asian least developed nations are collected, processed, analyzed, and evaluated with the support of STATA software. The study revealed that there are five main factors, including budget balance, public debt to GDP, foreign debt of public debt to GDP, foreign debt to be paid/total tax revenue recorded, which have an impact on SPD, and the study also quantifies debt sustainability of each nation within the scope of the study.

Keywords: public debt sustainability, public debt, public debt to GDP, Vietnam, DSI

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments