Nguyễn Hoàng Triệu, Hoàng Minh Hiển
Sinh viên K60 Khoa Quản trị Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Mai Khuê, Bùi Thu Trang, Nguyễn Thị Huyền Trang
Sinh viên K60 Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Tăng trưởng kinh tế đóng một vai trò quan trọng trên thế giới ngày nay, là động lực chính cho sự thịnh vượng và phát triển của xã hội. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là vô cùng cần thiết vì nó cung cấp những hiểu biết quý giá về động lực và yếu tố quyết định của tăng trưởng kinh tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và doanh nghiệp. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa sáu biến độc lập và tăng trưởng kinh tế từ giai đoạn 2010 đến 2022 bằng cách thu thập dữ liệu từ 47 quốc gia ở châu Á, vượt qua phạm vi nghiên cứu của tất cả công trình trước đây trong chủ đề này, và cung cấp một sự hiểu biết toàn diện hơn đối với tình hình kinh tế của châu lục. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, sau đó nhóm tác giả sử dụng STATA để xử lý số liệu và kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định Hausman cũng như kiểm định Wooldridge và Breusch-Pagan để đánh giá các giả định và tính chất của hồi quy. Mô hình ước lượng sai số chuẩn vững (HAC) cũng được sử dụng. Kết quả cho thấy kiểm soát tham nhũng có mối tương quan nghịch với tăng trưởng kinh tế, trong khi điều ngược lại đúng với lạm phát, độ mở thương mại và chi tiêu chính phủ. FDI và thất nghiệp không tác động lên tăng trưởng kinh tế. Những kết luận này sau đó sẽ được sử dụng để đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.
Từ khoá: nhân tố, tăng trưởng kinh tế, các nước châu Á.
Abstract
Economic growth plays a paramount role in the world today, serving as a key driver of prosperity, development, and social progress. Researching factors affecting economic growth is extremely necessary because it provides policymakers, economists, and businesses with valuable insights into the drivers and determinants of economic expansion. This research aims to examine the relationship between six variables and economic growth from the period of 2010 to 2022 by collecting data from 47 countries in Asia to identify, which surpasses the scope of all previous research in this topic and provides a more comprehensive understanding of the continent’s economic situation. The authors use secondary data collected mainly from World Bank and the International Monetary Fund, then we use STATA to process data and the multicollinearity test, the Hausman test, as well as the Wooldridge and Breusch-Pagan test to evaluate the assumptions and properties of regression models, and Robust Standard Errors (HAC) test is also used. The result shows that corruption control is negatively correlated with economic growth, while the opposite is true for inflation, trade openness, and government expenditure. FDI and unemployment do not affect economic growth. These findings are then used to give recommendations for the current situation of Vietnam to better foster economic growth.
Keywords: factors, economic growth, Asian countries