TÁC ĐỘNG CỦA SỬ DỤNG CÔNG CỤ AI VÀ TỰ CHỦ HỌC TẬP ĐẾN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO VÀ THÀNH TÍCH HỌC TẬP THÔNG QUA ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

0
811

Bùi Thị Hà Giang , Cao Mỹ An, Huỳnh Hồng An, Nguyễn Lưu Hoàng Anh,
Nguyễn Hoàng Như Hiếu
Sinh viên K60 – Lớp K60D – Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Phạm Thị Châu Quyên
Giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt
Trong thời đại số hóa 4.0, công nghệ và AI đóng vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta, có mặt ở hầu hết các lĩnh vực và không thể không kể đến giáo dục. Giáo dục trong thời đại 4.0 đã được cải tiến, ngày càng ứng dụng nhiều công nghệ vào hoạt động dạy và học cho giáo viên và học sinh. Bài nghiên cứu nhằm xác định, xem xét và phân tích sự tác động của sử dụng công cụ AI và tự chủ học tập đến khả năng sáng tạo và thành tích học tập thông qua trung gian động lực học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ 166 sinh viên của các trường đại học tại TP. HCM đã biết đến và từng sử dụng công cụ AI cho mục đích học tập. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để phân tích và xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng động lực học tập là một trung gian trong mối quan hệ giữa sử dụng công cụ AI, tự chủ học tập và khả năng sáng tạo, thành tích học tập của sinh viên. Tuy nhiên nghiên cứu còn nhiều hạn chế và sẽ là tiền đề cho hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, tự chủ học tập, khả năng sáng tạo, động lực học tập, thành tích học tập

Abstract
In the era of digitalization 4.0, technology and AI play a crucial role in our daily lives, present in almost every sector, and education is no exception. Education in the Industry 4.0 revolution has evolved from traditional to modern, integrating numerous technological applications. This study aims to identify, examine, and analyze the impact of using AI tools and self-efficacy learning on students’ learning creativity and learning performance through the learning motivation of students in Ho Chi Minh City. Data was collected from 166 students from universities in HCMC who were aware of and had used AI tools for learning purposes. The authors used the Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) method to analyze and process the data. The research results indicate that motivational learning is an intermediary in the relationship between the use of AI tools, self-efficacy learning, and the learning creativity and learning performance of students. However, the study has its limitations and serves as a basis for future research directions.
Keywords: Artificial intelligence, self-efficacy, learning creativity, learning motivation, learning performance, achievement

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments