Phạm Hồ Nhất Phương, Nguyễn Hoàng Anh, Phạm Thị Thanh Lan,
Võ Anh Nhựt Minh, Đinh Thị Thư
Sinh viên K57A – Quản trị kinh doanh quốc tế
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lê Sơn Đại
Giảng viên Bộ môn QTKD – TCKT
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và thu hút một lượng lớn sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiệu quả lao động ở Việt Nam vẫn là một rào cản đối với các nguồn vốn từ nước khác. Qua nghiên cứu của này, mối quan hệ tiêu cực giữa khoảng cách văn hóa và hiệu quả làm việc của nhân viên tại các công ty đa quốc gia đã được chứng minh. Biến ngành công nghiệp là một biến kiểm soát đối với hiệu quả làm việc của nhân viên. Đồng thời biến khoảng cách thể chế điều tiết tiêu cực đối với mối quan hệ này. Từ kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị được đưa ra cho các công ty đa quốc gia bao gồm nên chú ý lựa chọn địa điểm để mở rộng quy mô, nên ưu tiên những quốc gia có văn hóa tương đồng với công ty mẹ để giảm khoảng cách văn hóa. Bên cạnh đó, nhà quản lý có thể giảm bớt tác động của khoảng cách văn hóa bằng việc lựa chọn phương thức thâm nhập phù hợp, các phương thức thâm nhập ít sự kiểm soát và ít rủi ro thấp như cấp phép, liên doanh, hay mua lại và sáp nhập sẽ phù hợp hơn khi tham gia vào các thị trường có khoảng cách văn hóa cao.
Từ khóa: Công ty đa quốc gia, kinh doanh quốc tế, hiệu quả hoạt động, nhân viên
Abstract
Performance of employees is described as the “ultimate dependent variable” in human resource management, enhancing it is the priority of corporations to create long-term competitive advantages. Furthermore, recent literature stated that cultural distance is an important determinant of employee performance. This paper aims to clarify the impacts of the cultural distance between home and host country on the performance of employees in multinational corporations’ subsidiaries in Vietnamese market. This study also investigates the moderation effect of career experience and institutional distance on the mentioned relationship. Our results support the hypothesis that cultural distance has a significant negative impact on employee performance and this relationship is affected by the industry sector. In addition, the relationship is also moderated by experience and institutional distance. These findings will contribute in helping MNCs improve their employee performance by mitigating the impact of cultural distance through choosing a suitable country and entrance modes to expand.
Keywords: Cultural distance, employee performance, MNCs, institutional distance