ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

0
724

Nguyễn Thị Phương Dung[1], Nguyễn Thùy Linh

Sinh viên CTTT KT – K58 – Viện KT & KDQT

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Lê Thị Kiều Trinh

Sinh viên K58 Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Thị Hạnh

Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu được triển khai với mục tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các biện pháp phòng, chống đại dịch COVID-19, qua đó nhận định được năng lực quản lý sức khoẻ cộng đồng trong đại dịch của chính phủ Việt Nam, đúc kết được các bài học kinh nghiệm cho công tác phòng, chống dịch trong tương lai. Sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát tại hiện trường, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình để phân tích và xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với công tác chống dịch của chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm nhân tố chính, bao gồm: (i) Tác phong làm việc của chính phủ, (ii) Biện pháp phòng chống dịch, (iii) Thông tin và truyền thông, (iv) Phát hiện và cách ly và (v) Cơ sở vật chất và nguồn lực y tế. Có thể thấy, mức độ hài lòng đóng vai trò như thước đo cho sự thành công của công tác quản lý sức khoẻ cộng đồng của chính phủ Việt Nam. Qua đó, nhóm tác giả mong muốn đóng góp những đề xuất của mình vào việc xây dựng chiến lược phòng, chống dịch bệnh trong tương lai.

Từ khóa: COVID-19, mức độ hài lòng, chính phủ, Việt Nam, biện pháp chống dịch

Abstract

This study aims to assess the satisfaction level of Vietnamese people with their government’s policy response to the COVID-19 pandemic, through which we can evaluate the management capability of the government and gain lessons on further development in the future crisis prevention. Using primary data collected from a field survey, we conducted an exploratory factor analysis (EFA) to examine determinants affecting the satisfaction level of people towards government’s prevention measures. According to the results, five main factors are (i) Government responsiveness, (ii) Prevention measures, (iii) Information and media, (iv) Identification and isolation, and (v) Facilities and medical resources. By and large, satisfaction level acts as a proxy for the effectiveness of Vietnam’s public health management. With this research, we also hope to contribute our recommendations in developing prevention strategies for the pandemic management in the future.

Keywords: COVID-19, satisfaction level, government, Vietnam, policy response

[1] Liên hệ tác giả, Email: nguyenphuongdung0319@gmail.com

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments