Hà Minh Hằng, Nguyễn Đỗ Khánh Linh
Sinh viên K59 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hải Yến
Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Trong bối cảnh áp lực từ sự phát triển vũ bão của sức sản xuất ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến cho nguồn tài nguyên đối diện với nguy cơ bị suy thoái và cạn kiệt, tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn ngày càng được nhấn mạnh. Thông qua việc ước tính các yếu tố quyết định chính đối với kinh tế tuần hoàn, bài viết nhằm mục đích đề xuất giải pháp thiết kế các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rút ra từ kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam. Để đạt được mục đích đó, nhóm tác giả tiến hành phân tích và đánh giá các lý thuyết liên quan đến kinh tế tuần hoàn, từ đó xây dựng mô hình kiểm định dựa trên dữ liệu bảng của nhóm 6 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bao gồm: Anh, Đức, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển và Áo từ năm 2005 đến năm 2019.
Từ khoá: kinh tế tuần hoàn; năng suất tài nguyên; OECD; Việt Nam.
Abstract
Natural resources are in danger of degradation and depletion as a result of the rapid development of production capacity in many countries around the world. In that context, the circular economy is promoted as a model of sustainable, zero-emissions economic growth. This paper seeks to propose strategies for designing policies to improve resource efficiency based on international experience for Vietnam by assessing the main determinants of the circular economy. To achieve that goal, the authors conduct analysis and evaluation of theories related to the circular economy, thereby building a test model based on panel data of 6 countries belonging to the Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD): UK, Germany, France, Finland, Sweden, and Austria from 2005 to 2019.
Keywords: circular economy, resource productivity, OECD, Vietnam.