HÀM Ý TỪ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI KHÍ THẢI LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

0
991

Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Hoàng Hà Vy, Trịnh Vũ Diệu Anh, Hoàng Thị Thùy Dương, Nguyễn Minh Đức
Sinh viên K59 CTTT Kinh tế – Viện Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đỗ Ngọc Kiên
Giảng viên Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Hiện nay, chính phủ nhiều nước đang tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính… Nhiều công cụ dựa trên cơ thế thị trường đã được sử dụng, bao gồm thuế xanh (green taxes), chính sách CAC, và các chương trình mua bán phát thải (cap-and-trade). Hệ thống thương mại khí thải của EU (EU ETS) là hệ thống thương mại mua bán phát thải đầu tiên, lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Bài viết nghiên cứu tình huống điển hình của EU ETS để phân tích hiệu quả của các chính sách thương mại khí thải. Thông qua nghiên cứu tình huống, chúng tôi kết luận rằng sự thành công của EU ETS là đã tuân thủ chặt chẽ các điều kiện của định đề Coase: chi phí giao dịch thấp và các quyền tài sản được xác định rõ ràng và các thủ tục quản lý hiệu quả. Đây cũng là giải pháp ngắn hạn để giảm phát thải và nhằm tạo ra mục tiêu cho các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ giảm phát thải. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn khó phát triển ở các nước đang phát triển, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của chính phủ và các bộ ngành liên quan. Bài viết đề cập đến một số kinh nghiệm cho Việt Nam khi chính phủ đã lên kế hoạch thành lập thị trường thương mại khí thải vào năm 2022.

Từ khóa: EU ETS, mua bán phát thải, hiệu quả, dựa trên thị trường, hệ thống thương mại phát thải.

Abstract 

Currently, many governments are concerned about the measures to dangerous environmental problems such as climate change, greenhouse gases (GHG)emissions. Many market-based tools are employed to address these issues, including green taxes, command-and-control policies, and cap-and-trade programs. EU Emissions Trading System (EU ETS) is the first, largest and most successful cap-and-trade in the world. This working paper uses the case study of EU ETS to analyze the efficiency of cap-and-trade policies. Through the case study, we conclude that the success of EU ETS is attributed to the guarantee of Coase theorem’s foundation of low transaction costs and well-defined property rights and effective management procedures. This is also a short-term solution to reduce emissions, and it aims to create a long-term solution for firms to invest in emission-reduction technology. However, this system seems difficult to develop in developing countries. It is not impossible to implement, but it requires many efforts from governments from developing countries. This study provides some implications for Vietnam, in which the country has envisioned the establishment of a carbon trading system in 2022.

Keywords: EU ETS, cap-and-trade, efficiency, market-based, emission trading system.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments