ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG SẢN: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

0
1947

Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Kim Phương Thủy, Hoàng Thị Thùy Dương,
Lê Mỹ Hoa
Sinh viên K58 CTTT Kinh tế – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đỗ Ngọc Kiên
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đoàn Thị Thanh Hà
Economic Research Institute for ASEAN and East Asia, Indonesia

Tóm tắt

Các biện pháp phi thuế quan (NTM) đã trở thành một vấn đề phức tạp trong thương mại quốc tế trong những năm gần đây do tác động của nó rất rộng và khó định lượng. Sự phức tạp của các NTM đã thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu nhiều hướng tác động của các biện pháp này. Nông sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng của các NTM. Bài báo này xem xét các nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2021 về tác động của các NTM đến ngành nông sản, chủ yếu là SPS, TBT và các biện pháp khác (không tính các biện pháp phòng vệ thương mại). Nghiên cứu cho thấy rằng các NTM có thể vừa tạo thuận lợi cho thương mại vừa có thể cản trở thương mại. Các NTM có tác động không đồng nhất ở cấp độ doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, loại sản phẩm và quốc gia đặt trụ sở. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của thương mại quốc tế, sự hài hòa và công nhận lẫn nhau về các NTM sẽ trở nên phổ biến với kỳ vọng thúc đẩy thương mại. Tuy nhiên, sự hài hòa và công nhận lẫn nhau không phải lúc nào cũng tạo thuận lợi cho thương mại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bên cạnh tác động về giá cả và số lượng, các NTM trong ngành nông sản có ý nghĩa quan trọng đối với phúc lợi và thị trường lao động. Các NTM hướng đến phát triển bền vững mang lại lợi ích phúc lợi cho các nước nhập khẩu bằng cách tăng thặng dư tiêu dùng. Về mặt thị trường lao động, tác động của các NTM là khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh của các quốc gia. Cuối cùng, bài viết đề xuất các hướng nghiên cứu khác về đánh giá tác động của các NTM trong thương mại nông sản.

Từ khóa: Biện pháp phi thuế quan, Biện pháp kỹ thuật, SPS, TBT, Nông sản, Ảnh hưởng thương mại, Ảnh hưởng phúc lợi, Lợi ích người tiêu dùng.

Abstract

Non-tariff measures (NTMs) have become a complicated issue in international trade in recent years as its effects are broad and difficult to quantify. The complexity of NTMs has prompted many researchers to investigate their effects from many aspects. Agri-food sector is one of the most – affected sectors under the implementation of NTMs. This paper examines studies from 2001 to 2021 on the effects of NTMs in agri-food sectors, primarily SPS, TBT, and other measures rather than trade remedies. Our investigation shows that NTMs have mixed effects on trade, depending on product-specific, country-specific, and measure-specific. NTMs can both trade-facilitating and trade-hampering. NTMs have heterogeneous effects at the firm level depending on firm size, type of product, and country located. With the increased integration of international trade, harmonisation and mutual recognition of NTMs become popular with the expectation to boost trade. In the agri-food sector, harmonisation and mutual recognition of NTMs do not always facilitate trade, especially in developing countries. Besides the effect on price and quantity, NTMs in agri-food have important implications for welfare and the labour market. Stringent NTMs bring welfare gain for import countries by increasing consumer surplus. In terms of the labour market, the effects of NTMs are different depending on countries context. Based on the investigation of previous studies, we propose future research direction in assessing the effects of NTMs in the agri-food trade.

Keywords: Non – tariff measures, technical measures, SPS, TBT, agri-food, trade effects, welfare effects, consumer surplus.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments