ẢNH HƯỞNG TIỀM NĂNG CỦA CPTPP ĐẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CPTPP: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SMART

0
1881

Nguyễn Khánh Tùng, Nguyễn Trung Kiên, Đinh Quang, Lê Nhật Hoàng,
Phí Mạnh Hùng, Khuất Vũ Ngọc Linh
Sinh viên K58 CTTT Kinh tế – Viện Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đỗ Ngọc Kiên
Giảng viên Viện Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang các nước thành viên. Mô hình SMART bởi WITS được áp dụng để phân tích thay đổi trong xuất khẩu đồ gỗ và cho biết các mặt hàng bị ảnh hưởng nhất nếu hiệp định đi vào hiệu lực. Bài viết xét đến hai kịch bản cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam và các nước CPTPP từ năm 2020 đến 2030, đồng thời đưa ra bức tranh toàn cảnh về xuất khẩu đồ gỗ theo bốn dòng sản phẩm. CPTPP được dự báo có tác động tích cực đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, với cơ hội tiếp cận thị trường Mexico và Peru. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng được dự báo sẽ hưởng lợi nhiều hơn các nước không là thành viên của Hiệp định, tuy nhiên điều này không nhờ vào việc phân bổ nguồn lực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả gợi ý một số đề xuất, khuyến nghị nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh của ngành chế biến gỗ và đồ gỗ, bao gồm điều chỉnh chính sách của Chính phủ, đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp, và sự phối hợp giữa hai bên để duy trì lợi thế cho Việt Nam và khu vực CPTPP.

Từ khóa: CPTPP, SMART, Việt Nam, Nội thất gỗ, Xuất khẩu

Abstract

The wood processing and furniture industries play an important role in Vietnam’s economy as the country is ranked as one of the leading suppliers of wooden products in the world. This research attempts to investigate the potential impacts of tariff elimination under the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) on Vietnam’s exports of wooden furniture to the CPTPP members. The SMART model, a simulation tool included in the WITS, is employed to evaluate the changes in Vietnam’s wooden furniture exports as well as to distinguish the most affected commodities if the agreement is in full application. The research examines two scenarios of Vietnam’s tariff elimination commitments under the CPTPP and presents the overall picture of wooden furniture exports by four product lines, assuming full liberalisation by 2030. It is predicted that the CPTPP has positive effects on Vietnam’s wooden furniture exports, affording opportunities for domestic exporters to access the Mexican and Peruvian markets. Seeing that the trade diversion dominates the trade creation effect, Vietnam will gain more from the CPTPP than non-members thanks to tariff eradication. ​​Based on simulation results, several proposals to increase the competitiveness of Vietnam’s wood processing and furniture industries are recommended. Since efforts from both sides are equally important, the government should make policy adjustments to encourage product innovation, while enterprises should strive to maintain their competitive advantages in the industry.

Keywords: CPTPP, SMART, Vietnam, Wooden furniture, Export.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments