Nguyễn Hoàng Khương Duy, Trần Tuyên Khâm, Nguyễn Nhật Anh,
Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Lê Trung Dũng
Sinh viên K59CLC3 Kinh tế đối ngoại
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Thị Mai
Giảng viên Bộ môn Khoa học cơ bản
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
Ngày nay, việc sinh viên đi làm các công việc bán thời gian đang trở nên ngày càng phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc làm thêm đối với sinh viên như: đem lại nguồn tài chính, thu thập kinh nghiệm làm việc, trải nghiệm thực tế, mở rộng mối quan hệ, nhóm tác giả chọn nghiên cứu để tài các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này để có thể khuyến khích các cá nhân tìm việc làm năng động và hiệu quả. Đề tài sử dụng mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) trên 253 sinh viên thuộc trường Đại học Ngoại thương cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp sinh viên tìm kiếm việc làm thêm phù hợp với năng lực và nhu cầu. Kết quả điều tra của nhóm chỉ ra rằng hướng ngoại, nhu cầu tài chính, nguồn tìm việc làm tác động trực tiếp lên nhu cầu tìm việc làm của sinh viên. Đồng thời, nghiên cứu phát hiện vai trò trung gian của thái độ tìm việc, chuẩn chủ quan, sự tự chủ trong việc làm trong mối quan hệ giữa 5 nhân tố khảo sát với nhu cầu tìm việc của sinh viên.
Từ khóa: tìm việc làm thêm, sinh viên, biến trung gian, bootstrap.
Abstract
Nowadays, it is becoming more and more common for students to do part-time jobs, especially in big cities. The most typical motivation for students to seek part-time jobs is financial gain. In addition, there are still other benefits such as work experience, practical experience, and relationships that students consider when looking for part-time jobs. By using the theory of planned behavior (Ajzen, 1991), this study examines factors affecting undergraduate students’ need to find part-time jobs. Data analyzes were based on 253 students at Foreign Trade University, the second campus in Ho Chi Minh city. The results show that extroversion, financial need, and career resources directly impact students’ job search needs. Simultaneously, research revealed the mediating role of instrumental job search attitude, subjective norm, and job-search self-efficacy in the relationship between the 5 surveyed factors and undergraduate students’ job-seeking needs.
Keyword: part-time job search need, undergraduate, mediator, bootstrap.