SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) GIAI ĐOẠN 2019-2022

0
661

Nguyễn Ngọc Hùng
Sinh viên K60 CLC Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Trần Tiến Dũng, Nguyễn Hằng Giang, Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Sinh viên K60 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Huyền Phương
Giảng viên Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Bài nghiên cứu này nhằm xem xét Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (hay còn gọi là CPTPP) về ngành logistics Việt Nam và cung cấp những thông tin chi tiết về việc hoạt động logistics của Việt Nam đã thay đổi như thế nào sau khi áp dụng CPTPP. Dữ liệu thứ cấp về dịch vụ hậu cần, hoạt động xuất nhập khẩu đã được thu thập từ nhiều nguồn và được phân tích toàn diện từ 2019 đến 2022. Bài phân tích chỉ ra rằng do nhiều cam kết khác nhau của các thành viên CPTPP trong việc mở cửa thị trường và giảm thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, lĩnh vực logistics tại Việt Nam đã phát triển đáng kể để đáp ứng nhu cầu của một thị trường rộng hơn và dịch vụ đa dạng hơn, dẫn đến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của ngành logistics Việt Nam ngay cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bài báo này cũng cho thấy các cam kết hạn chế hoặc không cam kết mở cửa của chính phủ Việt Nam trong CPTPP và các FTA khác đã giúp các doanh nghiệp vận tải trong nước giữ được thị phần chi phối. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất một số chiến lược và biện pháp cho chính phủ và doanh nghiệp để nâng cao khả năng thích ứng và tính linh hoạt của ngành hậu cần.

Từ khóa: CPTPP, hậu cần, vận tải, dịch vụ vận tải

Abstract

This paper aims to review the implementation of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) on the logistics industry of Vietnam and to provide insights into how Vietnam’s logistics activities changed after the CPTPP application. For this purpose, secondary data on logistic services, import, and export activities were collected from multiple sources and critically analyzed from 2019 to 2022. This paper indicates that due to various commitments of CPTPP’s members to opening markets and reducing tariffs for Vietnam’s exports, the logistics sector in Vietnam has developed significantly to meet both the needs of a broader customer base and a more diverse market, thus resulting in the staggering growth of Vietnam’s logistics industry even in the context of the Covid-19 pandemic. Besides clarifying the role of CPTPP in attracting foreign investment into Vietnam’s logistics sectors, this paper also suggests that the lack of or very limited commitments from the Vietnamese government to open the transport and support transport market for external businesses in the CPTPP and other FTAs has assisted domestic transport companies to retain their dominant market share. In addition, the paper also analyzes the opportunities and challenges for the Vietnam logistics industry in the context of CPTPP. Finally, our team proposes some strategies and measures to both the authorities and firms with the intent to facilitate the adaptability and flexibility of the national logistics industry. 

Keywords: CPTPP, logistics, transport, transport services

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments