Hồ Huỳnh Minh Thư , Trần Thị Phương Thảo, Lương Ngọc Khánh Trang, Hà Nhật Anh Thư, Ngô Nguyễn Thư Hương
Sinh viên K60 CLC Kinh tế đối ngoại
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lý Ngọc Yến Nhi
Giảng viên Bộ môn Khoa học Cơ bản
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II – TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt
“Khủng hoảng căn tính” không còn đơn giản là một giai đoạn tất yếu và dễ dàng vượt qua khi cuộc sống ngày nay có quá nhiều điều khiến con người liên tục hoài nghi về bản thân mình. Nhiều nghiên cứu mới đã được thực hiện nhằm làm rõ những giai đoạn cụ thể cũng như các khía cạnh liên quan đến căn tính và trạng thái “khủng hoảng căn tính” ở con người, đặc biệt là những người trẻ, đồng thời đưa ra những giải pháp, những yếu tố hay những thay đổi mấu chốt trong nhận thức giúp họ vượt qua giai đoạn này. Bằng các phương pháp phân tích và tổng hợp, kết quả thu được cho thấy yếu tố quyết định cuối cùng cho vấn đề “Khủng hoảng căn tính” nằm ở chính bản thân con người thông qua việc rèn luyện và nâng cao năng lực tự nhận thức và làm chủ bản thân. Kết luận này đặt ra nhu cầu và tạo tiền đề cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khai thác sâu hơn về các khía cạnh liên quan đến hai kỹ năng này, từ đó xây dựng một cách toàn diện các giải pháp giúp tối ưu quá trình nhận thức bản thân của con người.
Từ khóa: Gen Z, khủng hoảng căn tính, tự nhận thức, tự làm chủ, tác động của thời đại
Abstract
In today’s world where life is full of various aspects that make individuals constantly doubt themselves, “identity crisis” appeared as an inevitable and insurmountable stage of development. Numerous new studies have analyzed the specific stages and characteristics associated with identity as well as states of “identity crisis” in people, especially the young; and proposed solutions, key factors and fundamental changes in perception that would be helpful for overcoming this stage. The collected results using analysis and synthesis method reveal that the ultimate solution to the problem of “Identity Crisis” lies in the individuals themselves accompanied by adequate training and strengthening of self-awareness and self-mastery. This conclusion raises a need and sets the foundation for organizations, enterprises, and individuals to examine these two competencies, thereby adopting comprehensive solutions to help maximize their effectiveness.
Keywords: Gen Z, identity crisis, know thyself, self-control