NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH THUẬN CẢ HAI TAY TRONG ĐỔI MỚI CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM

0
290

Mạc Thúy Ngân, Trần Tố Quyên, Dương Hương Giang, Trịnh Thị Tiểu Mai,
Phan Hà Lê
Sinh viên K60 – Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Hạnh
Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm làm rõ hiện trạng đổi mới mang tính thuận cả hai tay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam, thể hiện qua hai khía cạnh: đổi mới khám phá và đổi mới khai phá. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn nhân viên cho rằng doanh nghiệp của họ đang theo đuổi sự đổi mới mang tính thuận cả hai tay thông qua việc đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động đổi mới khám phá và đổi mới khai phá trên ngưỡng trung bình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có xu hướng tập trung nhiều hơn vào các đổi mới khai phá gắn liền với việc tối ưu hóa năng lực hiện có, hơn là đổi mới khám phá nhằm tìm ra những thế mạnh mới phục vụ cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Từ những kết quả trên, nhóm nghiên cứu đưa ra những ý kiến thảo luận và đề xuất định hướng nghiên cứu trong tương lai.
Từ khóa: tính thuận cả hai tay trong đổi mới, đổi mới khám phá, đổi mới khai phá, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thống kê mô tả

Abstract
The research was conducted to clarify the current state of innovation ambidexterity of small and medium-sized enterprises (SMEs) in Vietnam, expressed through two dimensions which are explorative innovation and exploitative innovation. The authors collected primary data from employees working at SMEs in Vietnam and used descriptive statistical methods to analyze the survey results. The findings indicate that the majority of employees consider their firms to pursue innovation ambidexterity as the extent to which they participate in explorative and exploitative practices are above average. In addition, the results of this study also demonstrate the tendency of small and medium-sized firms in Vietnam to pay more attention to exploitative innovation activities which frequently link with the implementation and optimization of existing competencies, rather than explorative innovation practices relating to the discovery of new capabilities that can help them achieve long-term development. At the end of the study, the authors draw several discussions and suggest directions for future research about innovation ambidexterity in Vietnamese SMEs.
Keywords: innovation ambidexterity, explorative innovation, exploitative innovation, SMEs, descriptive statistics

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments