Lưu Khánh Linh, Phạm Mai Linh
Sinh viên K59 Quản trị kinh doanh quốc tế – Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Lê Thị Ngọc Khanh
Sinh viên K58 CTTT Kinh tế – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Đỗ Duy Tiến
Sinh viên K59 Kinh tế và phát triển quốc tế – Khoa Kinh tế quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hạnh
Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Qua hình thức tổng quan tài liệu một cách có hệ thống, nhóm tác giả đã tổng hợp các định nghĩa và thước đo về lãnh đạo chia sẻ xuất hiện trong hai thập kỷ qua. Bài viết đưa ra những nhận định về xu hướng chung của các tác giả và nghiên cứu trước đây về chủ đề lãnh đạo chia sẻ. Điểm mới của bài báo là mô hình đo lường đề xuất của tác giả trong bối cảnh các nhóm ảo đổi mới, bao gồm bảy thang đo: Mật độ nhóm, Sự tập trung các quan hệ trong nhóm, Chiến lược chống đối, Chiến lược chỉ đạo, Chiến lược trao đổi, Chiến lược chuyển đổi và Chiến lược trao quyền. Các thang đo này được tổng hợp từ hai cách tiếp cận chính: cách tiếp cận tổng hợp (Chan, 1998) và cách tiếp cận mạng lưới xã hội (Carson và cộng sự, 2007; Mayo, Meindl, & Pastor, 2003; Mehra và cộng sự, 2006; White, Currie, & Lockett, 2016). Từ đó, bài viết cũng cung cấp hệ thống các định nghĩa, thang đo và câu hỏi mẫu được tìm kiếm từ các nghiên cứu trước để đóng góp cho đề tài nghiên cứu.
Từ khóa: Định nghĩa lãnh đạo chia sẻ, cách đo lãnh đạo chia sẻ, vai trò của lãnh đạo chia sẻ, nhóm đổi mới ảo, đánh giá hệ thống.
Abstract
Using a systematic review, the authors have compiled a summary of the definitions and measures of shared leadership in the last two decades. The article gives statements on the general trend of the authors and previous articles on the research topic of Shared leadership. The novelty of the paper is in the proposed measurement model for Shared leadership in the context of innovative virtual teams, including seven scales: Team density, Team network centralization, Aversive strategy, Directive strategy, Transactional strategy, Transformational strategy, and Empowering strategy. These scales are synthesized from two major approaches: the aggregation approach (Chan, 1998) and the social network approach (Carson et al., 2007; Mayo, Meindl, & Pastor, 2003; Mehra et al., 2006; White, Currie, & Lockett, 2016). The author provides a scale system with definitions and sample questions that were looked up from previous studies to contribute to the research topic.
Keywords: Shared leadership definition, shared leadership measures, share leadership role, innovative virtual team, systematic review.