Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Hương Quỳnh, Trần Hoàng Ngân,
Chu Hoàng Đức Hạnh
Sinh viên K57 Kinh tế đối ngoại – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Thục Quyên
Sinh viên K57 Kinh doanh quốc tế – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Lê Minh Trâm
Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của các doanh nghiệp logistics (LSP) Việt Nam về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với hoạt động quản trị nội bộ cũng như hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng của các doanh nghiệp này. Dựa trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu được từ phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với 147 doanh nghiệp LSP Việt Nam, bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số trước và sau đại dịch thông qua 8 tiêu chí được để xuất. Nghiên cứu cũng chỉ rõ chính dịch Covid-19 làm nổi bật sự cần thiết của công nghệ số và góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp LSP. Do đó, việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, cải thiện và nâng cao nguồn nhân lực; chuẩn hóa và đồng bộ hóa hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển đổi số là những giải pháp có ý nghĩa cấp bách cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: chuyển đổi số, Covid-19, logistics, doanh nghiệp LSP
Abstract
The research aims to improve the understanding of the importance of digital transformation for internal operations and logistics service business activities of Vietnamese logistics service providers (LSP) during Covid-19 pandemic, then suggests some solutions to improve their adaptability. On the basis of the primary data collected from 147 Vietnamese LSPs, the article has used qualitative research methods to analyze and evaluate the status and effectiveness of digital transformation before and after the pandemic through 8 proposed criteria. The study also indicates that Covid-19 highlights the need for digital technology and contributes to the rapid digital transformation process at LSPs. As a result, raising awareness about digital transformation, improving and upgrading human resources, standardizing and synchronizing business operations, building digital transformation strategies and roadmaps are solutions that are urgently needed in the current situation.
Keywords: Covid-19, digital transformation, logistics, logistics service providers.