Đặng Phương Chi
Sinh viên K56 Kế toán kiểm toán – Khoa Kế toán kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thuý Anh
Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghệ tài chính – fintech ở Việt Nam được thúc đẩy khá mạnh mẽ nhờ vào sự ủng hộ của chính phủ về một xã hội không dung tiền mặt, và sự phổ biến rộng rãi của điện thoại thông minh. Một trong những yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng này là công nghệ ví điện tử. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp những công ty ví điện tử tìm ra được những khoảng trống giữa nhu cầu của người dung và sản phẩm của họ, từ đó tạo ra sự thay đổi cần thiết. Bài nghiên cứu thu thập ý kiến của 152 người dùng tại Hà Nội bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp chọn mẫu tích lũy nhanh. Các giả định sẽ được kiểm chứng bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính qua phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử bao gồm: nhận thức về sự hữu dụng, sự dễ sử dụng, sự tin cậy, chi phí và khuyến mãi.
Từ khóa: ví điện tử, sử dụng, hành vi, ý định sử dụng
Abstract
The government’s objective of a cashless society, combined with the country’s high smartphone penetration, has ushered a fintech revolution in Vietnam. The e-wallet technology is a critical component of this transformation. The research aims to enable stakeholders in the business of e-wallet to have a comparison on their service performance versus the perception of the customers, thus implementing changes where necessary to foster the revolution. The study collected responses from 152 participants in Hanoi, using the method of convenience and snowball sampling. The hypothesis developed in the research model will be validated by conducting linear regression analysis by SPSS software. The results showed that perceived usefulness, perceived ease of use, perceived credibility, perceived cost, and promotion were deemed influential to the e-wallet adoption of the respondents.
Key words: e-wallet, adopt, behavior, intention to use.