GIỚI THIỆU BÀI VIẾT TRÊN WORKING PAPER SERIES: CÁC QUY ĐỊNH VỀ SPS – KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT NHẬT BẢN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG VẢI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

0
775

Mặt hàng nông thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Người dân Nhật Bản dần chú ý hơn tới các sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao; do đó, sản phẩm Việt Nam được kỳ vọng là có cơ hội thâm nhập và phát triển, chiếm thị phần đáng kể tại đây. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng với hàng nhập khẩu khắt khe nhất thế giới. Đối với hàng nông, lâm, thủy sản, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như kiểm dịch động thực vật cần phải được đảm bảo.

Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật. Những biện pháp này đang được tất cả các quốc gia là thành viên của WTO, đặc biệt là Nhật Bản ngày càng chú ý và coi trọng. Liệu các biện pháp SPS có trở thành rào cản trong việc xuất khẩu vải thiều, hay đây lại chính là nguồn thúc đẩy năng lực cải tiến sản phẩm xuất khẩu của người Việt Nam?

Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong đề tài nghiên cứu “Các quy định về SPS – Kiểm dịch động thực vật Nhật Bản đối với mặt hàng vải xuất khẩu của Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp” của các sinh viên Hán Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Ngân Thanh – K59 CLC Kinh tế cùng Trần Minh Hoàng – K58 CLC Kinh doanh quốc tế và Lê Trâm Anh, Phạm Hoàng Giang – K59 CLC Logistic – Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề ra một vài giải pháp chiến lược nhằm thuyết phục thị trường khó tính này.

Ban Biên tập xin gửi tới các bạn bản tóm tắt về nghiên cứu cùng đường link dẫn tới bài viết đầy đủ phía dưới đây. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong việc nghiên cứu và hiểu sâu hơn vấn đề này.

Tóm tắt

Nhật Bản là thị trường tiềm năng để Việt Nam xuất khẩu Vải thiều. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tiếp cận nhất, đặc biệt khi hiện nay Nhật Bản gia tăng sự quan tâm tới các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với nông sản nhập khẩu. Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật (SPS) đến hoạt động xuất khẩu vải thiều của Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra kết quả cho thấy, mặc dù các biện pháp SPS của Nhật Bản có một số hạn chế đối với xuất khẩu vải thiều của Việt Nam, nhưng nhìn chung, các biện pháp SPS giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt Nam và khuyến khích xuất khẩu vải thiều của Việt Nam. Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc áp dụng các biện pháp SPS trong sản xuất và xuất khẩu vải thiều nhằm giảm bớt các rào cản thương mại đối với Nhật Bản. Kết quả cũng cho thấy người nông dân, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam nên áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại và các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất và xuất khẩu Vải thiều. Làm như vậy, Việt Nam có thể tích cực thực hiện một số chiến lược phát triển bền vững chính như “Sản xuất tại Việt Nam” và “Công nghiệp 4.0”.

Từ khóa: Vải thiều, xuất khẩu, các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật (SPS)

Link bài viết đầy đủ: Link

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments