SO SÁNH TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG CẢM VÀ KINH NGHIỆM XÃ HỘI TỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM: TÁC ĐỘNG TRUNG GIAN CỦA NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ CỘNG ĐỒNG VÀ TỰ TIN VÀO NĂNG LỰC KHỞI NGHIỆP XÃ HỘI

0
400

Hoàng Yến, Chử Ngân Anh, Nguyễn Thúy Ngân. Nguyễn Phương Khánh
Sinh viên K58 CTTT Quản trị Kinh doanh – Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Bùi Mai Linh
Sinh viên K58 CLC Kinh doanh Quốc tế – Viện KT & KDQT
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thúy Anh
Phó Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu nhằm làm rõ cơ chế tác động của đồng cảm và kinh nghiệm xã hội lên ý định khởi nghiệp xã hội qua hai cơ chế bổ sung: tự tin vào năng lực khởi nghiệp xã hội và nhận thức về giá trị cộng đồng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét vai trò điều tiết của năng lực toàn cầu – một nhóm kỹ năng hình thành khi được tiếp xúc với những kiến ​​thức cải tiến và tầm nhìn xã hội bền vững của thế giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự đồng cảm không trực tiếp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xã hội, tuy nhiên, được trung gian toàn phần bởi nhận thức về năng lực bản thân và giá trị xã hội; kinh nghiệm xã hội thể hiện tác động mạnh mẽ hơn đến ý định khởi nghiệp xã hội, đặc biệt khi thông qua nhận thức về giá trị cộng đồng; và năng lực toàn cầu đóng vai trò điều tiết tích cực đối với mối quan hệ giữa sự đồng cảm và ý định khởi nghiệp xã hội. Những phát hiện này đóng góp vào nền tảng lý thuyết của doanh nghiệp xã hội, đưa ra các gợi ý phát triển và đặt nền tảng cho những nỗ lực của doanh nghiệp xã hội Việt Nam trong tương lai.

Từ khóa: ý định khởi nghiệp xã hội, đồng cảm, kinh nghiệm xã hội, tự tin vào năng lực khởi nghiệp xã hội, nhận thức về giá trị cộng đồng

Abstract

This research aims to investigate the effects of empathy and prior experience with social problems on social entrepreneurship intention (SEI) through two complementary mechanisms: social entrepreneurial self-efficacy (an agentic mechanism) and social worth (a communal mechanism). In addition, the study also examines the moderating role of global competence – a distinctive skill set generated by exposure with innovative knowledge and sustainability vision of the world. The research results indicate that empathy does not directly affect SEI, however, is fully mediated by self-efficacy and social worth; prior experience indicates a stronger effect on SEI, especially when mediated by social worth; and the moderating role of global competence also prevailed to have a positively significant effect on the relationship between empathy and SEI. These findings contribute to the theoretical underpinnings of social entrepreneurship, offer suggestions for developing Vietnamese social companies, and lay the platform for future social entrepreneurial endeavors. 

Keywords: social entrepreneurial intention, empathy, prior experience, social entrepreneurial self-efficacy, social worth

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments